| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0775656789
Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Vạn Đại Phát

Quy trình trồng và chăm sóc cây mận

17/04/2023 | Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Vạn Đại Phát

Quy trình là kết quả nghiên cứu đề tài cấp tỉnh Cao Bằng: “Xây dựng mô hình trồng cây ăn quả ôn đới (Mận, Hồng...) tại Phia Đén, Nguyên Bình, Cao Bằng”.

Quy trình thực hiện 
1. Giống, kỹ thuật nhân giống
Mận là cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới, chịu lạnh tốt, thường được trồng ở những nơi có mùa Đông lạnh ở các tỉnh: Lào Cai, Lạng Sơn), Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Bắc Kạn... Khu vực miền núi phía Bắc có 2 vùng trồng mận lớn là Mộc Châu (Sơn la) và BắC Hà (Lào Cai) với các giống mận nổi tiếng: mận Tam Hoa, mận Hậu, mận Tả Hoàng Ly... Ở miền núi, cây mận sinh trưởng rất tốt, cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Cây mận dễ trồng, sớm cho thu hoạch, cho hoa trắng đẹp cả một vùng vào mùa Xuân, nên đây là loại cây ăn quả mang lại hiệu quả cao cho người dân miền núi.
+ Các giống mận ăn quả
Giống mận Tam Hoa: Giống mận Tam Hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc được nhập nội vào Việt Nam từ năm 1970. Đây là giống có năng suất cao và chất lượng tương đối khá, khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu các tỉnh miền núi, đã được trồng thành vùng tập trung lớn ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai và huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Quả chín vào tháng 5.
Giống mận thép: Đây là giống mận địa phương, chín sớm vào tháng 4, quả nhỏ, vị chua, ăn giòn. Do chín sớm nên có giá bán cao.       
Giống mận Hậu: Là giống được trồng nhiều ở các địa phương miền núi cao: Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Mù Căng Chải (Yên Bái). Là giống quả ngọt giòn và có chất lượng tốt nhất hiện nay, quả thường chín muộn vào tháng 6 nên thường bị ruồi đục quả, đẻ trứng nở thành sâu non phá hại quả nặng.       
Nhân giống    
Mận nên trồng bằng cây nhân giống bằng ghép mắt hay ghép cành. Gốc ghép thích hợp cho cây mận ăn quả là cây đào thóc. Thời vụ ghép mận có thể quanh năm, trừ những tháng mưa nhiều. Tháng 4 - 5 cây nhỏ có thể ghép cành bên, tháng 8 – 9 cây to có thể ghép mắt và tháng 12 - 1 có thể ghép nêm. Trồng cây mận ghép trong vụ Xuân có thể trồng bằng cây rễ trần khi cây chưa ra lộc non.
Đất trồng, đào hố, bón lót    
- Mận có thể trồng ở nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất và cho năng suất cao ở đất màu mỡ có độ ẩm ở ven đồi, khe núi.           
- Mận hố sâu 50 cm, rộng 50 cm, để đất mặt riêng lót xuống đáy hố.
- Bón lót cho mỗi hố 20 - 30 kg phân hữu cơ + 0,2 - 0,5 kg supe lân + 0,5 -1,0 kg vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố. Lấp đất đầy hố trước khi trồng 15 - 30 ngày, đợi thời tiết tốt sẽ trồng cây. Nêú đất có nhiều mối phải tiến hành xử lý diệt mối trước khi trồng.         
+ Mật độ, khoảng cách
Có thể trồng với khoảng cách sau: 4 – 5 m/cây. Mật độ 500 cây/ha – 625 cây/ha).
+ Thời vụ         
Ở miền núi nên trồng cây vào vụ Xuân tháng 2, tháng 3 khi cây chưa lên lá và lộc non để có tỷ lệ sống cao.  
2. Cách trồng và chăm sóc      
- Khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây ra trồng, moi một hốc ở chính giữa hố, đặt cây vào hốc theo thế tự nhiên, lấp đất. (Chú ý không lấp kín vết ghép). Dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô tủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Tưới 10 - 15 lít nước cho mỗi gốc.      
- Sau trồng khoảng 1 - 2 tháng (khi cây đã bén rễ, hồi xanh) có thể dùng nước giải, nước phân lợn pha loãng theo tỉ lệ 1/10, cách gốc 50 – 60 cm.       
- Trồng bằng cây ghép chú ý loại bỏ các mầm mọc từ phía dưới mắt ghép, vì đó là mầm của gốc ghép, mọc ra cây đào thóc quả nhỏ.    
Kỹ thuật chăm sóc     
- Sau trồng một năm cây đã có thể cho thu hoạch quả, hàng năm có thể bón lượng phân cho một cây lượng phân như sau: 30 - 50 kg phân hữu cơ + 300 - 500 gam supe lân.           
- 100 - 200 gam kali clorua + 200 - 300 gam đạm urê.           
(Phân hữu cơ, phân lân bón vào sau khi thu hoạch quả tháng 6,tháng 7 bằng cáh: mận rãnh xung quanh tán cây sâu 20 cm, bón phân, lấp đất. Phân đạm và kali chia ra thành 3 phần bón vào tháng 1, tháng 2 trước khi cây ra hoa khoảng 10 ngày (40%), tháng 3 khi quả non hình thành (30%) và tháng 4 khi quả lớn (30%) nếu đất khô thì hoà nước tưới, nếu đất ẩm thì rắc phân xuống đất xung quanh tán và xới nhẹ). Chú ý tưới nước cho mận vào các thời kì: trước khi nở hoa, quả non và nuôi quả.
Cắt tỉa, tạo hình        
Hàng năm sau thu hoạch quả cần tỉa bỏ những cành la, cành bị sâu bệnh, cành tăm hương để cây thông thoáng, hạn chế chỗ trú ngụ của sâu bệnh.      
Khi cây mận cao 50 - 60 cm thì tiến hành bấm ngọn để cây ra cành cấp 1, chọn 3 - 4 cành xung quanh tán cây, nuôi dưỡng cành dài 50 – 60 cm thì tiến hành bấm ngọn, để 2 - 3 cành cấp 2 trên mỗi cành cấp 1. Khi cành cấp 2 dài 40 - 50 cm thì tiến hành bấm ngọn để sinh ra cành cấp 3, đây là cấp cành chính tạo quả trên cây. Hàng năm đốn tỉa đến cấp cành này để thu hoạch quả, không được để cành vươn quá dài, khó quản lý quả và tranh chấp ánh sáng, dinh dưỡng.      
3. Phòng trừ sâu bệnh 
Bệnh chẩy gôm          
Thường xuất hiện khi bị sâu đục thân hoặc bị các vết thương cơ giới ở thân, cành. 
Phòng trừ bằng cách: phòng trừ kịp thời sâu đục thân, khi đốn phải dùng dao sắc, cưa để vết thương chóng lành, khi cây bị bệnh dùng nước vôi để quét vào vết bệnh, hàng năm sau thu họach quả phải làm vệ sinh gốc cây và quét vôi gốc.          
Bệnh khô cành           
Bệnh do vi khuẩn gây ra làm cho các cành mận khô và làm cho lá, quả ở các cành bị bệnh héo. Bệnh làm giảm năng suất và chất lượng của quả. Phòng trừ bằng cách: vệ sinh vườn, cắt tỉa để thông thoáng.           
+ Sâu đục thân, đục cành        
Sâu đục thân, đục cành là sâu non của các loại xén tóc, đục vào thân cây, cành,
thỉnh thoảng đùn mùn ra làm cho cành bị héo, quả nhỏ, rụng, khi bị nặng có thể làm cho chết cả cây.    
Cách phòng trừ: bắt xén tóc, cắt bỏ và tiêu hủy những ngọn cành bị héo trong vụ Xuân. Dùng dây thép nhỏ, tay mây để chọc chết sâu hoặc bắt sâu non, dùng bông tẩm thuốc bảo vệ thực vật bịt vào lỗ sâu đục, phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt trứng sâu.
4. Thu hoạch quả        
Thu hoạch quả khi vỏ quả đã chuyển màu theo đặc điểm của giống và thịt quả đã chuyển ngọt, quả còn rắn, chắc. Không nên thu quả khi đã chín mềm trên cây dễ bị dập nát, khó bảo quản, vận chuyển.

Tác giả bài viết: Trang (biên tập) - Ảnh: HK

Chia sẻ bài viết:
Viết bình luận:
Bài viết liên quan
Tin tức
CON ĐƯỜNG SÁNG CỦA NÔNG SẢN VIỆT NAM

CON ĐƯỜNG SÁNG CỦA NÔNG SẢN VIỆT NAM

05/05/2023 | Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Vạn Đại Phát

Từ câu chuyện thành công của Sơn La  Trước năm 2018, Sơn La là tỉnh từng gặp nhiều khó khăn trong phát triển nông nghiệp. Sau khi thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả trên đất dốc, địa p...

Tin tức
Gợi ý 20 cách làm giàu ở nông thôn dễ nhất hiện nay

Gợi ý 20 cách làm giàu ở nông thôn dễ nhất hiện nay

17/04/2023 | Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Vạn Đại Phát

Bí quyết làm giàu từ nông nghiệp là gì? Làm giàu tại nông thôn có khó hay không?... Dưới đây là 20 mô hình làm giàu từ nông nghiệp và những nghề làm giàu ở nông thôn, miền quê nghèo, giúp bạn tìm r...

Tin tức
Nông sản Việt Nam hiện nay

Nông sản Việt Nam hiện nay

17/04/2023 | Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Vạn Đại Phát

Từ năm 2021, khi đại dịch Covid 19 ập tới, chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc “giải cứu nông sản” diễn ra. Chuỗi cung ứng trì trệ, xuất khẩu ùn tắc. Nông sản không có đầu ra đành phải kêu gọi nhiều ...

Giỏ hàng